3,600,000

Tranh phù điêu  nhựa composite 3D –– phù điêu phục hưng
– Kích thước: ..
– Chất liệu: Nhựa composite (cốt nhựa HDF) + Bột Đá __ rất bền và an toàn với môi trường, chịu được cong vênh mối mọt và ẩm mốc.
Sản xuất hoàn toàn thủ công với hàng trăm công đoạn, sự kết hợp tỉ mỉ, tinh tế giữa các Họa sĩ Tốt nghiệp đại học MỸ THUẬT VIỆT NAM làm nên những bộ tranh phù điêu + tượng nghệ thuật độc đáo.
– Độ bền: 20 năm
– Giá SP: ….VNĐ
Liên hệ tư vấn tranh:

CTY CPĐT&PT MỸ THUẬT AN NHIÊN  ….Mã số thuế: 0108189223

Mr : Dương  : Điện thoại: 0983.51.8229 – 0944.355.229

zalo +fb :  0983.51.8229  : Email: [email protected]

 

Mô tả

Phù điêu phục hưng Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16.

Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới.

Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese… đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều nhiều họa sĩ khác học hỏi.

Thời kỳ này, am hiểu về nghệ thuật là một điều không thể thiếu của giới quý tộc phương Tây, thể hiện qua những bữa tiệc xa hoa luận đàm về quan điểm nghệ thuật nhằm thể hiện đẳng cấp. Họ buộc phải như vậy,
Chúa tạo ra Adam” – Michelangelo
Danh họa Michelangelo đã tạo ra bức tranh để đời của mình – The creation of Adam – trên trần nhà nguyện Sistine, Vatican từ năm 1511 – 1512.

Bức tranh Chúa tạo ra Adam được đặt trên trần nhà nguyện Sistine.
Bức tranh Chúa tạo ra Adam được đặt trên trần nhà nguyện Sistine.

Bức tranh mô tả về một giai thoại trong Sách Sáng thế, khi Chúa thổi hồn và tạo ra Adam – con người đầu tiên trên thế giới.

Bên cạnh những giá trị về mặt hội họa, ý nghĩa của bức tranh cũng gây ra khá nhiều tranh cãi trong giới nghệ thuật. Nổi bật trong số đó là ý tưởng về việc Michelangelo đã dựa trên nền tảng cấu trúc giải phẫu của con người để làm nên bức tranh này.

Năm 1990, Frank Meshberger đã công bố một nghiên cứu, cho rằng hình mẫu Chúa trong bức họa của Michelangelo thể hiện một cách chính xác cấu trúc giải phẫu của não người, với những đường nét đầy đủ về bề mặt trong và ngoài não bộ, gồm thân não, thuỳ trước trán, động mạch thân nền, tuyến yên…
Ngoài ra, còn một ý tưởng khác, đó là miếng vải đỏ xung quanh Chúa là hiện thân của tử cung con người, còn dây xanh chính là dây rốn. Người đưa ra lý thuyết này là một nhóm chuyên gia Ý, và theo họ, điều đó thể hiện việc lý tưởng hóa sự ra đời của một người đàn ông, dựa trên chính hiện thực trong cuộc sống.

Bỏ qua những tranh cãi thì thật không may, bức kiệt tác của Michelangelo là một trong số những tác phẩm đỉnh cao bị thiệt hại nặng nề do chịu khói nến liên tiếp trong nhiều thế kỷ.

Trong những năm 1980, trần nhà nguyện Sistine đã trải qua một đợt phục hồi quy mô lớn đã tiết lộ màu sắc thật và các chi tiết được ẩn trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, việc phục hồi cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các nhà sử học nghệ thuật.bởi vì những người làm nên các tác phẩm đó không đơn giản là ngồi vẽ.