Mô tả
Nhựa composite là gì?
Nhựa composite hiện nay đang được sử dụng rất rổng rãi trên thị trường, nhưng không phải ai cũng biết về nó. Vậy nhựa composite là gì? Bài chia sẻ dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên.
Nhựa composite là gì?
Composite là loại vật liệu tổng hợp từ hai hay là nhiều các vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới. Vật liệu mới này có tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu.
Nhựa composite là một loại nhựa tổ hợp bao gồm 2 pha chính:Pha nhựa và pha chất độn.
(Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite.)
Nhựa composite còn được gọi là nhựa FRP. FRP là từ viết tắt tiếng Anh của Fibeglass Reinfored Plastic có nghĩa là nhựa cốt sợi thủy tinh.
Thành phần và cấu tạo của nhựa composite.
Mỗi vật liệu composite đều gồm một hoặc nhiều pha gián đoạn. Những pha này được phân bố trong một pha liên tục duy nhất.
Pha liên tục còn được gọi là vật liệu nền, thường có nhiệm vụ liên kết ác pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn là cốt hay là vật liệu tăng cường được trộn vào pha nền để tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước.
Trong FRP(nhựa cốt sợi thủy tinh) thì nhựa có vai trò liên kế còn sợi thủy tin giữ vai trò của vật liệu gia cường. Chính vì thế, nhựa cốt sợi thủy tinh có tính năng cơ lý như chịu nén, chịu uốn, chịu kéo,…cao hơn các loại nhựa không có cốt sợi thủy tinh như nhựa PVC, PP, PE, ABS ,…
Chính vì nhựa composite có khả năng vượt trội về cơ lý tính nên những sản phẩm từ nhựa FRP đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và cả dân dụng.
Công nghệ chế tạo Composite
Có nhiều công nghệ để chế tạo vật liệu nhựa Composite.
Công nghệ khuôn tiếp xúc : Phun, lăn tay, Lát máy.
Công nghệ khuôn với diaphragm đàn hồi: Khuôn ép diaphram, Khuôn chân không, khuôn chân không – autoclave
Công nghệ tẩm áp lực: Tẩm áp lực trong chân không và tẩm áp lực trong điều kiện thường
Công nghệ dập trong khuôn: Dập trực tiếp, dập đúc và dập ép nóng
Công nghệ quấn: Máy quấn và các phương pháp công nghệ
Công nghệ pulltrusion: đây là quy trình liên tục và tự động. Sản phẩm có tính chất hóa học và vật lý tốt, có thể thay thế vật liệu truyền thống.
Ứng dụng của nhựa Composite là gì?
Vì nhựa Composite có nhiều tính năng vượt trội nên được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Dưới đây là một số sản phẩm được làm từ composite
Tranh phù điêu nhựa composite. , phù điêu nhựa composite. , Tượng nhựa composite.
– Vỏ động cơ, tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ.
– Bình chịu áp lực cao.
– Ống dẫn nước thải, hóa chất
– Ống dẫn xăng dầu.
– Hệ thống cách điện.
– Lốp xe máy, xe đạp
– Ứng dụng trong nội thất nhà cửa, văn phòng, phủ ngoài tấm ván nhựa PVC foam,….
– Vật liệu trang trí nhà cửa
1. Thành phần cốt lõi
Nhóm sợi khoáng chất: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi gốm; nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil. Các nhóm sợi khác ít phổ biến hơn: sợi gốc thực vật (gỗ, xenlulô): giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, sơ dừa,…; sợi gốc khoáng chất: sợi Amiăng, sợi Silic,…; sợi nhựa tổng hợp: sợi polyeste (tergal, dacron, térylène,..), sợi polyamit,…; sợi kim loại: thép, đồng, nhôm,…
2. Thành phần và cấu tạo
Nhìn chung, mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong một pha liên tục duy nhất. (Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite.) Pha liên tục gọi là vật liệu nền (matrix), thường làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường (reinforcement) được trộn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước…
Trong nhựa cốt sợi thủy tinh FRP thì nhựa sẽ đóng vai trò liên kết, sợi thủy tinh đóng vai trò vật liệu gia cường. Vì vậy, nhựa FRP có tính năng cơ lý (chịu nén, chịu uốn, chịu kéo…) cao hơn bất kỳ một loại nhựa không có cốt liệu sợi thủy tinh ( như PVC, PP, PE, ABS,…). Chính vì khả năng vượt trội về cơ lý tính nên sản phẩm nhựa FRP đã được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp và dân dụng
Ví dụ:
Sợi thủy tinh (bền, giòn) + nhựa polyester (kháng hóa chất, cứng giòn) = composite (bền, kháng hóa chất, dẻo dai).
Phân loại :
Theo hình dạng vật liệu gia cường thì có hai loại chủ yếu: sợi và hạt.
Theo bản chất vật liệu nền thì có: nền hữu cơ, kim loại, và nền gốm.
2. LỊCH SỬ
Những vật liệu compozit đơn giản đã có từ rất xa xưa. Khoảng 5000 năm trước công nguyên con người đã biết trộn những viên đá nhỏ vào đất trước khi làm gạch để tránh bị cong vênh khi phơi nắng. Và điền hình về compozit chính là hợp chất được dùng để ướp xác của người Ai Cập.
Chính thiên nhiên đã tạo ra cấu trúc composite trước tiên, đó là thân cây gỗ, có cấu trúc composite, gồm nhiều sợixenlulo dài được kết nối với nhau bằng licnin. Kết quả của sự liên kết hài hoà ấy là thân cây vừa bền và dẻo- một cấu trúc composite lý tưởng.
Người Hy Lạp cổ cũng đã biết lấy mật ong trộn với đất, đá, cát sỏi làm vật liệu xây dựng. Và ở Việt Nam, ngày xưa truyền lại cách làm nhà bằng bùn trộn với rơm băm nhỏ để trát vách nhà, khi khô tạo ra lớp vật liệu cứng, mát về mùa hè và ấm vào mùa đông…
Mặc dù composite là vật liệu đã có từ lâu, nhưng ngành khoa học về vật liệu composite chỉ mới hình thành gắn với sự xuất hiện trong công nghệ chế tạo tên lửa ở Mỹ từ những năm 1950. Từ đó đến nay, khoa học công nghệ vật liệu composite đã phát triển trên toàn thế giới và có khi thuật ngữ “vật liệu mới” đồng nghĩa với “vật liệu composite”.
3. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT.
3.1. THÀNH PHẦN.
Vật liệu composite thường gồm hai thành phần chính: VL nền và VL gia cường.
VL nền bao gồm: polymer (polyester, PE, PP, PVC, Epoxy, cao su…), kim loại, ceramic(xi măng…)
VL gia cường: các loại sợi (thủy tinh, cellulose, cacbon, acramic…), hạt (hạt kim loại, hạt đất sét, bột gỗ, bột đá…), hoặc các hình dạng đặc biệt khác.
Vai trò và tính chất của các VL thành phần:
Vật liệu nền
-Là chất kết dính và tạo môi trường phân tán.
-Truyền ứng suất sang pha gia cường khi có ngoại lực tác dụng.
-Bảo vệ pha gia cường không bị hư hỏng do tấn công của môi trường.
-Bền dẻo dai (chống lại sự phát triển của vết nứt)
-Ngoài ra còn đóng góp các tính chất cần thiết khác như: cách điện, độ dẻo dai, màu sắc….
Vật liệu gia cường
-Đóng vai trò là điểm chịu ứng suất tập trung.
-Tính kháng hóa chất môi trường và nhiệt độ.
-Phân tán tốt vào VL nền.
-Thuận lợi cho quá trình gia công.
-Truyền nhiệt và giải nhiệt tốt.
-Thân thiện với môi trường.
-Hạ thấp giá thành mà đem lai tính chất vượt trội.
3.2. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE.
– Khối lượng riêng bé do vậy tính năng cơ lý riêng cao hơn thép và các VL truyền thống khác (thủy tinh, gốm, gỗ..) rất nhiều.
– Chịu môi trường, kháng hóa chất cao, không tốn kém trong bảo quản và chống ăn mòn, không cần sơn bảo quản như VL kim loại , gỗ…
– Cách điện và cách nhiệt tốt.
– Bền lâu hơn (thời gian sử dụng kéo dài.)
– Gia công chế tạo đơn giản, nhanh, đa dạng, dễ tạo hình, thay đổi và sửa chữa dễ.
– Chi phí đầu tư thấp.
– Giá thành không cao mà tính chất vượt trội.
4. ỨNG DỤNG.
Từ các tính chất hấp dẫn của nó mà VL composite có rất nhiều ứng dụng. Vật liệu composite là vật liệu của ngày mai, nó đang thay thế dần hầu hết các loại vật liệu truyền thống: kim loại, gỗ, gốm sứ…
các bạn tham khảo thêm tại .http://phudieu3d.com.vn để biết được rõ hơn.